Nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  • Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
  • Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm và các chương trình, dự án quan trọng thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
  • Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
  • Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
  • Về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi):
  • Quản lý nhà nước về sản xuất, thu hoạch, bảo quản nông sản;
  • Thống nhất quản lý về chế biến nông sản;
  • Quản lý nhà nước về giống cây trồng nông nghiệp, giống vật nuôi nông nghiệp;
  • Thống nhất quản lý vật tư nông nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi;
  • Quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật, thú y, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật; tổ chức kiểm dịch đối với động vật nuôi nông nghiệp, động vật rừng và thực vật xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
  • Quản lý nhà nước về trồng rừng, phát triển tài nguyên rừng, khai thác, bảo quản lâm sản;
  • Thống nhất quản lý về chế biến lâm sản;
  • Quản lý nhà nước về giống cây lâm nghiệp, vật tư lâm nghiệp;
  • Quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên rừng.
  • Quản lý nhà nước về sản xuất, bảo quản muối và các sản phẩm của muối;
  • Thống nhất quản lý về chế biến muối và các sản phẩm của muối.
  • Thống nhất quản lý việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi, công trình cấp thoát nước nông thôn;
  • Thống nhất quản lý lưu vực sông, khai thác sử dụng và phát triển tổng hợp các dòng sông theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Thống nhất quản lý về xây dựng, bảo vệ đê điều, công trình phòng, chống lụt, bão và công tác phòng, chống lũ, lụt, bão, hạn hán, sạt lở ven sông ven biển.
  • Về phát triển nông thôn:
  • Tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch, chương trình, chính sách về phát triển nông thôn;
  • Thống nhất quản lý về công tác điều chỉnh bố trí lại dân cư trong nông nghiệp và nông thôn theo quy định của pháp luật;
  • Thống nhất quản lý về xây dựng và phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và nông lâm trường của Nhà nước;
  • Thống nhất quản lý công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến diêm và phát triển ngành nghề nông thôn;
  • Thống nhất quản lý về khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn.
  • Quản lý về dự trữ quốc gia những vật tư, thiết bị theo phân công của Chính phủ.
  • Về khoa học, công nghệ:
  • Thống nhất quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật;
  • Quản lý nhà nước về quỹ gen động thực vật (kể cả thực vật rừng và động vật hoang dã), vi sinh vật dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp theo quy định của pháp luật;
  • Quản lý tiêu chuẩn, chất lượng vật tư và sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp. Giám định chất lượng thiết bị chuyên dùng và công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
  • Quản lý công tác thông tin khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
  • Về xúc tiến thương mại:
  • Phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cơ chế, chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp;
  • Phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng và dự báo định hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp;
  • Thống nhất quản lý việc tổ chức hội chợ, triển lãm về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
  • Về hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công:
  • Quản lý và chỉ đạo hoạt động của các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ;
  • Quản lý nhà nước các tổ chức dịch vụ công trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội và các tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
  • Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
  • Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  • Làm thường trực công tác phòng, chống lụt, bão Trung ương, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, công tác chống sa mạc hóa; thường trực Văn phòng ủy ban sông Mê Kông-Việt Nam, cơ quan thẩm quyền quản lý về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, Chương trình an ninh lương thực quốc gia theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn.
  • Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.